Gọi N và h là công suất và hiệu suất của động cơ điện. Công suất của động cơ điện N thường là công suất tính ở đầu ra của động cơ, là công suất trên trục. Công suất này truyền cho cơ cấu cơ khí. Công suất đầu vào động cơ bao gồm cả tổn thất nhiệt trên động cơ. Vì vậy:
- Trường hợp 1: Toàn bộ năng lượng cung cấp cho động cơ đều được biến thành nhiệt năng và trao đổi cho không khí trong phòng. Nhưng do công suất N được tính là công suất đầu ra nên năng lượng mà động cơ tiêu thụ là:
Tính cân bằng nhiệt và cân bằng ẩm
XÁC ĐỊNH LƯỢNG NHIỆT THỪA QT
Nhiệt do máy móc thiết bị điện tỏa ra Q1
Nhiệt do máy móc toả ra chỉ dưới dạng nhiệt hiện.
Gọi N và h là công suất và hiệu suất của động cơ điện. Công suất của động cơ điện N thường là công suất tính ở đầu ra của động cơ, là công suất trên trục. Công suất này truyền cho cơ cấu cơ khí. Công suất đầu vào động cơ bao gồm cả tổn thất nhiệt trên động cơ. Vì vậy:
- Trường hợp 1: Toàn bộ năng lượng cung cấp cho động cơ đều được biến thành nhiệt năng và trao đổi cho không khí trong phòng. Nhưng do công suất N được tính là công suất đầu ra nên năng lượng mà động cơ tiêu thụ là:
h - Hiệu suất của động cơ
- Trường hợp 2: Vì động cơ nằm bên ngoài, cụm chi tiết chuyển động nằm bên trong nên nhiệt thừa phát ra từ sự hoạt động của động cơ chính là công suất N.
q1 = N, kW (3-7)
- Trường hợp 3: Trong trường này phần nhiệt năng do động cơ toả ra bằng năng lượng đầu vào trừ cho phần toả ra từ cơ cấu cơ chuyển động:
Để tiện lợi cho việc tra cứu tính toán, tổn thất nhiệt cho các động cơ có thể tra cứu cụ thể cho từng trường hợp trong bảng 3.1 dưới đây.
Tổn thất nhiệt của các động cơ điện
Cần lưu ý là năng lượng do động cơ tiêu thụ đang đề cập là ở chế độ định mức. Tuy nhiên trên thực tế động cơ có thể hoạt động non tải hoặc quá tải. Vì thế để chính xác hơn cần tiến hành đo cường độ dòng điện thực tế để xác định công suất thực
Nhiệt toả ra từ thiết bị điện
Ngoài các thiết bị được dẫn động bằng các động cơ điện, trong phòng có thể trang bị các dụng cụ sử dụng điện khác như: Ti vi, máy tính, máy in, máy sấy tóc vv... Đại đa số các thiết bị điện chỉ phát nhiệt hiện.
Đối với các thiết bị điện phát ra nhiệt hiện thì nhiệt lượng toả ra bằng chính công suất ghi trên thiết bị.
Khi tính toán tổn thất nhiệt do máy móc và thiết bị điện phát ra cần lưu ý không phải tất cả các máy móc và thiết bị điện cũng đều hoạt động đồng thời. Để cho công suất máy lạnh không quá lớn, cần phải tính đến mức độ hoạt động đồng thời của các động cơ. Trong trường hợp tổng quát:
Q1 = Σq1.Ktt.kđt (3-9)
Ktt - hệ số tính toán bằng tỷ số giữa công suất làm việc thực với công suất định mức.
Kđt - Hệ số đồng thời, tính đến mức độ hoạt động đồng thời. Hệ số đồng thời của mỗi động cơ có thể coi bằng hệ số thời gian làm việc, tức là bằng tỷ số thời gian làm việc của động cơ thứ i, chia cho tổng thời gian làm việc của toàn bộ hệ thống. Hệ số Kđt có thể tham khảo ở bảng 3.3.
Nhiệt tỏa ra từ các nguồn sáng nhân tạo Q2
Nguồn sáng nhân tạo ở đây đề cập là nguồn sáng từ các đèn điện. Có thể chia đèn điện ra làm 2 loại: Đèn dây tóc và đèn huỳnh quang.
Nhiệt do các nguồn sáng nhân tạo toả ra chỉ ở dạng nhiệt hiện.
Đối với loại đèn dây tóc:
Các loại đèn này có khả năng biến đổi chỉ 10% năng lượng đầu vào thành quang năng, 80% được phát ra bằng bức xạ nhiệt, 10% trao đổi với môi trường bên ngoài qua đối lưu và dẫn nhiệt. Như vậy toàn bộ năng lượng đầu vào dù biến đổi và phát ra dưới dạng quang năng hay nhiệt năng nhưng cuối cùng đều biến thành nhiệt và được không khí trong phòng hấp thụ hết.
Q21 = NS, kW (3-10)
NS - Tổng công suất các đèn dây tóc, kW
Đối với đèn huỳnh quang:
Khoảng 25% năng lượng đầu vào biến thành quang năng, 25% được phát ra dưới dạng bức xạ nhiệt, 50% dưới dạng đối lưu và dẫn nhiệt. Tuy nhiên đối với đèn huỳnh quang phải trang bị thêm bộ chỉnh lưu, công suất bộ chấn lưu cỡ 25% công suất đèn. Vì vậy tổn thất nhiệt trong trường hợp này:
Q22 = 1,25.Nhq, kW (3-11)
Nhq: Tổng công suất đèn huỳnh quang, kW
Q2 = Q21 + Q22, kW (3-12)
Một vấn đề thường gặp trên thực tế là khi thiết kế không biết bố trí đèn cụ thể trong phòng sẽ như thế nào hoặc người thiết kế không có điều kiện khảo sát chi tiết toàn bộ công trình, hoặc không có kinh nghiệm về cách bố trí đèn của các đối tượng. Trong trường hợp này có thể chọn theo điều kiện đủ chiếu sáng cho ở bảng 3.2.
Thông số kinh nghiệm cho phòng
Như vậy tổn thất do nguồn sáng nhân tạo, trong trường hợp này được tính theo công thức
Q2 = qs.F, W (3-13)
trong đó F - diện tích sàn nhà, m2;
qs - Công suất chiếu sáng yêu cầu cho 1m2 diện tích sàn, W/m2.
Nhiệt do người tỏa ra Q3
Nhiệt do người tỏa ra gồm 2 thành phần:
Nhiệt hiện: Do truyền nhiệt từ người ra môi trường thông qua đối lưu, bức xạ và dẫn nhiệt: qh
Nhiệt ẩn: Do tỏa ẩm (mồ hôi và hơi nước mang theo): qâ
Nhiệt toàn phần: Nhiệt toàn phần bằng tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn:
q = qh + qw (3-14)
Đối với một người lớn trưởng thành và khoẻ mạnh, nhiệt hiện, nhiệt ẩn và nhiệt toàn phần phụ thuộc vào cường độ vận động và nhiệt độ môi trường không khí xung quanh.
Tổn thất do người tỏa được xác định theo công thức:
- Nhiệt hiện :
Q3h = n.qh. 10-3, kW.
- Nhiệt ẩn:
Q3w = n.qw.10-3, kW.
- Nhiệt toàn phần:
Q
- TƯ VẤN THIẾT KẾ LẮP ĐẶT THÔNG GIÓ LÀM MÁT NHÀ XƯỞNG (25.12.2017)
- THUYẾT MINH TÍNH TOÁN THÔNG GIÓ LÀM MÁT TRONG XƯỞNG (25.12.2017)
- HỆ THỐNG LÀM MÁT COOLING PAD VÀ QUAT HÚT NHÀ XƯỞNG (25.12.2017)